1918: NĂM ĐẦU TIÊN CỦA CÁCH MẠNG NGA (PHẦN II)

Sau sự thất bại của những nỗ lực đảo chính đầu tiên này, Chính phủ Bolshevik mới đã có được một chút không gian để thở và tiến hành đặt nền móng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa mới. Lenin thúc đẩy sự thay đổi với tốc độ không ngừng. Chỉ vài tháng trước Cách mạng Tháng Mười, Lenin đã hoàn thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của mình, Nhà nước và Cách mạng. Nó đã làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác về nhà nước như một công cụ của giai cấp thống trị và sự cần thiết một thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản để chuyển đổi bộ máy và tập quán của nhà nước thành một phương tiện được điều hành bởi giai cấp công nhân.


Lenin hiểu rằng điều quan trọng ngay sau khi giành chính quyền là phải bắt đầu ngay các phác thảo về một nhà nước của công nhân kiểu mới. Một phần suy nghĩ của ông là cuộc cách mạng chỉ có thể thành công khi và chỉ khi có một cuộc cách mạng nổ ra ở một trong những nước tư bản tiên tiến. Do đó, bắt buộc phải đặt tất cả các dấu hiệu của một trật tự mới để thiết lập một hướng dẫn cho tương lai. Các nghị định được nối tiếp ban hành. Đến cuối năm 1917, chỉ hơn chín tuần sau khi giành chính quyền thành công, 25 sắc lệnh lớn đã được thông qua, bao gồm các vấn đề như hòa bình, đất đai, báo chí, quyền công dân, bãi bỏ các đẳng cấp và danh hiệu, quyền triệu hồi các đại diện được bầu , hệ thống tư pháp, an ninh nội bộ, kế hoạch kinh tế, kiểm soát của người lao động trong công nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, quốc hữu hóa các ngân hàng, hôn nhân dân sự, v.v…

Sự phản kháng các thay đổi của cách mạng: Các giai cấp cũ và các đảng cải lương

Những nỗ lực để thiết lập trật tự mới đã phải đối mặt với cơn thịnh nộ từ trật tự cũ, những nỗ lực điên cuồng để bảo tồn hiện trạng. Trong giai đoạn này, không có khả năng để đảm bảo bất kỳ nỗ lực quân sự nào để chống lại chính phủ mới, các giai cấp cũ đã dùng đến sự phá hoại và bất tuân. Trừ khi bị ép buộc bằng súng nhiều công chức cấp cao đã từ chối hợp tác với chính quyền mới.

Hội đồng Nhân dân đầu tiên, được thành lập vào cuối tháng 10 năm 1917, chỉ bao gồm các Bộ trưởng Bolshevik. Phe cánh tả trong đảng SR được mời đảm nhận một số chức vụ của chính phủ nhưng từ chối với lý do họ muốn có một chính phủ bao gồm tất cả các đảng phái hiện diện trong Soviet. Phe cánh tả trong đảng SR và những người Menshevik đã đưa ra đề xuất này. Nhưng những người Bolshevik không thể đồng ý với điều này, bởi một số đảng đã và vẫn đang tiếp tục chống đối cuộc cách mạng và tìm cách lật đổ chính quyền.

Những người Menshevik đã sử dụng vị trí thống lĩnh của họ trong Ủy ban Điều hành Liên minh Công nhân Đường sắt để gây áp lực với chính phủ Bolshevik cho yêu sách về một Chính phủ Liên minh rộng lớn. Đây không phải là mối đe dọa tầm thường, vì đường sắt là chìa khóa cho sự vận chuyển và điều động quân sự, hàng hóa và các nhu yếu phẩm quan trọng khác. không những vậy, họ đã sử dụng nó cho việc phá hoại và làm gián đoạn các hoạt động của chính phủ Bolshevik nhiều nhất có thể. Chẳng hạn, họ đã từ chối cho phép các đoàn tàu đưa quân tới hỗ trợ cách mạng ở Moscow. Họ cũng tìm cách huy động các công đoàn khác chống lại chính phủ Bolshevik, nhiều người trong số chúng có các cấu trúc quan liêu, lạc hậu do Menshevik lãnh đạo.

Trong khi đa số các nhà lãnh đạo Bolshevik từ chối ý tưởng về một liên minh rộng rãi, Zinoviev, Kamenev, Rykov, Nogin và Milutin - tất cả các thành viên của Ủy ban Trung ương Bolshevik - đã ủng hộ yêu cầu này, dẫn tới sự rời khỏi ủy ban sau khi họ thất bại trong cuộc bỏ phiếu ngày 14 tháng 11.

Ngay sau đó, nằm trong số 12 thành viên Bolshevik của nội các, bao gồm ba trong số trên, đã từ chức và đăng một bản tuyên ngôn kêu gọi một chính phủ toàn xã hội chủ nghĩa. Lênin đáp trả mạnh mẽ. Ông chỉ ra rằng cánh tả trong SR đã được mời vào các vị trí trong chính phủ nhưng đã từ chối, và toàn bộ chính phủ Bolshevik đã được thành lập và nhất trí thông qua bởi Đại hội Soviet. Lenin đã tố cáo Zinoviev và Kamenev là những kẻ đào ngũ và chỉ ra rằng họ đã hành xử theo kiểu “phá hoại đình công” như trước cuộc nổi dậy. Cuối cùng, các đảng cải lương đã không có sự hỗ trợ đông đảo giữa công nhân, cũng như ở Xô Viết, và ý tưởng về một liên minh rộng rãi đã sụp đổ.

Trong khi điều này đã đặt ra tiền đề cho các trận chiến trong tương lai với các SR cánh hữu và Menshevik, các SR bên trái, chịu áp lực từ Đại hội Nông dân vào cuối tháng 11, đã đồng ý tham gia vào chính phủ Bolshevik và hợp nhất với Ủy ban điều hành Xô Viết. Đến cuối năm 1917, cánh tả SR đã có được ba vị trí trong nội các.

Quốc hội lập hiến và vấn đề dân chủ

Tổ chức các cuộc bầu cử cho một Quốc hội lập hiến ở Nga từ lâu đã là nhu cầu chính của tất cả các nhà xã hội, bao gồm cả những người Bolshevik. Đây được coi là một nhu cầu phổ biến để thách thức quyền lực của các tầng lớp quý tộc và tư sản thượng lưu cố thủ trong Dumas (nghị viện và hội đồng thành phố hoạt động trước khi thành lập Soviet).

Chính phủ lâm thời tán thành yêu cầu này sau Cách mạng tháng Hai và đã đặt thời gian biểu cho cuộc bầu cử vào cuối năm 1917. Sau Cách mạng Tháng Mười, khi quyền lực được chuyển vào tay các Soviet, Lenin đã đưa ra quan điểm rằng cuộc bầu cử nên được hoãn lại. Ông lập luận rằng một Quốc hội lập hiến được bầu là đại diện cao nhất cho mức độ dân chủ trong một nước cộng hòa tư sản, nhưng một khi quyền lực đã được các công nhân giành được trên cơ sở "tất cả quyền lực vào tay Soviet", thì nền dân chủ vô sản mới này thậm chí còn ở cấp độ cao hơn.

Trong khi các nhà xã hội chủ nghĩa tán thành các quá trình dân chủ và thực sự đòi hỏi ngày càng cải thiện các phương pháp đại diện cho đông đảo quần chúng, thì hình thức dân chủ rõ ràng không phải là một hòn đá tảng mà phải được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo thể hiện đầy đủ và liên tục các quyền và nhu cầu cho người bị bóc lột. Nền dân chủ của công nhân mới xuất hiện ở nước Nga cách mạng không phải là một kiểu hệ thống chính thống, quan liêu, cứ năm năm một lần, mà là một nền dân chủ sống động, hàng ngày, nơi các đại biểu thường xuyên thay đổi để đáp ứng với các sự kiện mới và quan điểm ​​mới . Quyền thu hồi có nghĩa là '50 phần trăm cộng với một ' của cử tri để có thể triệu hồi đại biểu của họ bất cứ lúc nào.

Lenin đã chống lại việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến trên cơ sở rất thực tế, cơ sở lập luận của ông là việc tổ chức bầu cử đã dựa trên những phương thức lỗi thời không phản ánh được sự chia rẽ trong Đảng SR đã dẫn tới sự chia rẽ thành hai cánh tả và hữu SR - và do đó không thể phản ánh chính xác thực tế chính trị tại thời điểm đó. Hơn nữa, ông cho rằng cần phải hạ tuổi bầu cử xuống còn 18 và đặt ngoài vòng pháp luật những kẻ phản cách mạng, những kẻ quyết tâm lật đổ chính quyền Xô Viết bằng vũ lực. Nếu không có những thay đổi này, cuộc bầu cử sẽ là sự hỗ trợ cho các lực lượng cánh hữu của SR và Kadets đang suy tàn. Nhưng ông đã bị bác bỏ bởi những người Bolshevik khác, đa số vẫn bám vào một quan niệm hình thức về dân chủ.

Kết quả Lenin đã hoàn toàn đúng. Cuộc bầu cử được tổ chức trước khi cuộc cách mạng được củng cố. Kết quả là các SR cho tới lúc đó là đảng lớn nhất, với những người Bolshevik ở vị trí thứ hai ngay sau. Kết quả cũng xác nhận thêm hai sự thật. Đầu tiên là cả nước đã bị áp đảo bởi xu hướng cánh tả. Những người xã hội ôn hòa, bao gồm cả SR, đã giành được 62 phần trăm phiếu bầu; và những người Bolshevik, với tư cách là những người xã hội cách mạng, khoảng 25%. Đảng tư sản chính, Kadets, đạt được ít hơn 5 phần trăm và các Menshevik, từng rất mạnh mẽ, đã giảm xuống còn 3,3 phần trăm; phần lớn số phiếu này tập trung ở vùng Kavkaz và đặc biệt là Georgia.

Mặc dù những kết quả này có vẻ như cho thấy một vị trí mạnh mẽ đối với các SR, nhưng cần phải lưu ý rằng cánh tả SR chắc chắn đã hầu như không bỏ phiếu, như Lenin nói, bởi danh sách và các ứng cử viên đã lỗi thời. Nếu cánh tả SR được đại diện chính xác, không có nghi ngờ gì về kết quả trông sẽ rất khác.

Ngoài ra, những người Bolshevik đã giành chiến thắng áp đảo ở tất cả các khu vực đô thị và vùng ngoại ô xung quanh, trong nhiều những đơn vị bộ binh và hải quân chủ chốt ở phía bắc. Các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa thống trị Quốc hội lập hiến là biểu hiện của sự nhầm lẫn chính trị và sự thiếu quyết đoán của giai cấp tiểu tư sản ở các thị trấn và hàng triệu nông dân ở cách xa trung tâm thủ đô và công nghiệp. Bằng chứng không thể chối cãi là nhiều nông dân đã hoàn toàn ủng hộ các chính sách của Bolshevik mà không nhận ra chúng là của Bolshevik, và nghĩ rằng Lenin và các nhà lãnh đạo Bolshevik khác là gián điệp của Đức. Đằng sau điều này là lời nói dối xảo quyệt đã được lan truyền rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo và báo chí của tư sản và cánh hữu SR nhằm gây ra sự hiểu lầm cho các cử tri nông dân.

Như Lenin đã dự đoán, Quốc hội lập hiến trong điều kiện cuối năm 1917 ít nhất là không thích hợp và tệ nhất là cung cấp một cơ sở khác cho sự lật đổ chính quyền Bolshevik. Ông đã đưa ra quan điểm của mình rất rõ ràng trong một bài báo trên Pravda vào tháng 12 năm 1917. Những luận điểm về Quốc hội lập hiến đã diễn đạt một cách rõ ràng và mạnh mẽ qua 19 điểm lập luận cơ bản mà Lenin đã đưa ra cho những người Bolshevik trước cuộc bầu cử. Ông đã trở lại vấn đề về nền dân chủ tư sản với vô sản một lần nữa trong cuộc bút chiến chống lại cuốn sách nhỏ về chủ nghĩa xét lại của Kautsky,Chế độ độc tài của giai cấp vô sản , vào cuối năm 1918.

Các đại biểu của Quốc hội lập hiến bắt đầu đến thủ đô vào tháng 12. Căng thẳng lên cao khi phản cách mạng đang trỗi dậy ở Ukarine dưới trướng tướng Kaledin và ở khu vực Don đang có những bước đầu cho sự hình thành một đạo quân bạch vệ. Sự ủng hộ của Kadets đối với một cuộc phản cách mạng vũ trang do Kaledin lãnh đạo đã khiến chính phủ cấm đảng và bắt giữ một số nhà lãnh đạo.

Quốc hội lập hiến họp vào tháng 1 năm 1918. Phe cánh hữu SR nhận thức được sự đối lập mà họ phải đối mặt từ Soviet và những người Bolshevik và cố gắng chuẩn bị phòng thủ, với một Tổ chức quân sự và Ủy ban bảo vệ Quốc hội lập hiến. Họ cũng có một tờ báo ( The Grey Overcoat ) và sự ủng hộ của hai trung đoàn, cộng với những người lính khác được gọi về từ mặt trận. Họ cũng có một nhóm khủng bố mạnh mẽ. Những người ủng hộ chính của họ, nông dân, dường như không quan tâm lắm đến kết quả vì họ chủ yếu xem Đảng SR và Quốc hội lập hiến là một phương tiện để lấy đất, điều mà sau đó đã được Chính phủ Bolshevik hứa hẹn thông qua một sắc lệnh quan trọng.

Một nhóm khủng bố của cánh hữu SR đã xâm nhập vào trụ sở của Đảng Bolshevik và đặt kế hoạch bắt cóc hoặc ám sát các lãnh đạo chủ chốt của nó, Lenin và Trotsky. Ban lãnh đạo đã tố cáo điều này khi rõ ràng kế hoạch đã bị rò rỉ. Một cuộc biểu tình cánh hữu đã được tổ chức vào ngày 5 tháng 1, với sự tham dự của hàng ngũ tiểu tư sản thành thị: Thư ký, trí thức, v.v. Họ đã dễ dàng bị giải tán. Đó là một cuộc nổi dậy bất thành. Hai trung đoàn ban đầu ủng hộ Đảng SR đã đến với những người Bolshevik.

Chính trong bối cảnh căng thẳng này đã diễn ra phiên họp đầu tiên và cũng là cuối cùng của Quốc hội lập hiến. Sverdlov, nhân danh Ủy ban điều hành Xô Viết, đã nắm lấy chuông điều hành, tuyên bố bắt đầu cuộc họp và tiến hành đề xuất một nghị quyết dài tán thành tất cả các hành động và nghị định của chính phủ Xô Viết. Đa số Cánh hữu của SR đã phớt lờ điều này, và thúc đẩy việc bầu cử tổng thống.

Chernov, thuộc cánh hữu của SR, đã đạt được 244 phiếu bầu, so với 153 cho Marie Spiridonova, cánh tả của SR, người mà những người Bolshevik ủng hộ. Các bài phát biểu sau đó đã diễn ra trong tiếng la ó và huýt sáo từ những người lính trên ban công. Khi hội đồng từ chối thảo luận về kiến nghị của Sverdlov, những người Bolshevik đã rút lui. Hội nghị bắt đầu tranh cãi dông dài, thông qua ba “dự luật” về đất đai, một luật tương tự như chính sách hòa bình của những người Bolshevik (đồng ý đình chiến) và cuối cùng tuyên bố một nước liên bang cộng hòa dân chủ. Đến 5 giờ sáng, Quốc hội được lệnh đóng cửa vì lính canh mệt mỏi. Nó đã giải tán và không bao giờ gặp lại khi Ủy ban điều hành Xô viết toàn Nga giải tán Hội đồng, với lý do nó chỉ phục vụ như một vỏ bọc cho sự lật đổ Xô viết. Có sự thờ ơ phổ biến đối với động thái này và Hội đồng đã mờ dần vào lịch sử.

Đến cuối năm 1917, Cách mạng Tháng Mười đã tìm được cách sống sót và đánh bại tất cả các lực lượng đầu tiên chống lại nó. Hơn nữa, tinh thần và tâm trạng của công nhân và binh lính vẫn hừng hực. Ngọn lửa của cuộc cách mạng, rừng rực soi sáng đêm đen tối. Nhưng để tới một chiến thắng lâu dài vẫn còn những trở ngại rất lớn. Một trong những điều cấp bách nhất trong năm mới 1918 là làm cách nào tốt nhất để bước ra khỏi cuộc chiến với Đức và các cường quốc trung tâm.

Kiểm soát tài chính và nền kinh tế

Ngành quan trọng đầu tiên được quốc hữu hóa là ngân hàng. Ngân hàng nhà nước đã từ chối cấp tiền cho chính phủ mới và các nhà quản lý đã đình công. Cuối cùng, phải dùng đến đe dọa chính phủ mới mới lấy được 5 triệu rúp. Các ngân hàng tư nhân cũng từ chối hỗ trợ chính phủ mới, dẫn đến việc họ bị tịch thu và mở kho tiền. Vào cuối tháng 12 năm 1917, tất cả các ngân hàng đã bị quốc hữu hóa và hợp nhất với ngân hàng nhà nước. Việc rút tiền được giới hạn không quá 250 rúp mỗi tuần.

Những ngôi nhà lớn đã được đưa vào sở hữu công cộng và các xí nghiệp công nghiệp từ chối tuân theo sự quản lý của công nhân thường được tiếp quản. Tất cả vàng được giữ riêng tư đã bị nhà nước tịch thu. Vào tháng 1, tất cả các khoản thanh toán cổ tức và giao dịch bằng cổ phiếu đã được coi là bất hợp pháp. Trong tháng hai, tất cả các khoản nợ nước ngoài đã được thoái thác. Ngành công nghiệp nặng không được quốc hữu hóa ngay lập tức nhưng có một số ngành chiến lược thu hút sự quan tâm , như ngành công nghiệp điện, nhà máy sản xuất đạn dược Putilov và Công ty Luyện kim Bỉ.

Tiền công và tiền lương trở thành nguồn thu nhập chính của tất cả mọi người. Chính phủ đã thực hiện các bước để cân bằng những điều này. Trở thành thông lệ, tiền lương của Chính ủy Nhân dân được thực hiện bằng mức trung bình của một công nhân lành nghề (500 rúp một tháng), với thêm 100 rúp mỗi tháng cho mỗi người phụ thuộc. Lenin, Trotsky và những người Bolshevik hàng đầu khác là một ví dụ mạnh mẽ về cuộc sống khắc khổ.

Tổ chức vô sản

Victor Serge trong cuốn sách của mình, Năm thứ nhất của cuộc cách mạng, đã đề cập rằng Lenin đã nhấn mạnh rằng: “Kỳ công của tổ chức vô sản phải đạt được” để đánh bại sự kháng cự nhiều đầu của giai cấp tư sản. Chỉ bằng cách này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, sự kháng cự và chống đối mới bị đánh bại.


Trên thực tế, trong những tháng sau cuộc cách mạng, chính sách của chính phủ Xô Viết chủ yếu là thức tỉnh, khuyến khích, đôi khi là hướng dẫn, nhưng thường đơn giản hơn là tán thành sáng kiến ​​của quần chúng. Các Ủy viên nhân dân đã được chỉ thị, theo sắc lệnh, làm việc một cách chặt chẽ với các tổ chức quần chúng bao gồm nam nữ lao động, các thủy thủ và binh lính. Công nhân đã có những sáng kiến ​​theo nhiều cách khác nhau. Một số công đoàn, ví dụ, đảm nhận điều hành các bộ phận của các ngành công nghiệp. Trong nhiều doanh nghiệp, văn phòng cũng như các nhà máy, nhân viên nhận thấy rằng họ phải quản lý nơi làm việc vì cấp trên đã từ bỏ vị trí của họ. Điều này đã được chính quy hóa trong một nghị định hợp pháp hóa sự can thiệp của người lao động trong việc quản lý ngành công nghiệp và các nơi làm việc khác. Sự kiểm soát của công nhân đối với ngành công nghiệp và văn phòng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, một mức độ của sự lên kế hoạch và phối hợp là rất quan trọng nên vào tháng 12, chính phủ đã thành lập Hội đồng Kinh tế Tối cao. Cơ quan này có nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động của các cơ quan địa phương và trung ương, nơi quản lý và kiểm soát sản xuất và phân phối. Đây là sự khởi đầu của một hệ thống kế hoạch tập trung sẽ thay thế sự thống trị của thị trường tư bản chủ nghĩa.

Báo chí

Những người Bolshevik, giống như nhiều phe xã hội chủ nghĩa, đã kêu gọi về tự do báo chí trong bối cảnh của sự hạn chế và đàn áp từ trật tự cũ. Cho phép một nền báo chí tự do toàn diện, chắc chắn là ý định ban đầu của chính phủ Xô Viết. Trong một nghị định ban đầu về báo chí, đã đưa ra những dẫn chứng thực tế rằng có một số sự đàn áp của báo chí tư sản thực hiện trong thời kỳ trước của cuộc cách mạng. Khẩu hiệu “tự do cho báo chí” chỉ che giấu sự thật rằng đó chỉ là tự do cho giai cấp hữu sản, bởi báo chí hầu hết nằm trong tay họ để họ có thể tự do đầu độc tâm trí và che mờ ý thức của quần chúng.

Nghị định tiếp tục nêu rõ:

“Ngay khi một trật tự mới (xã hội chủ nghĩa) được củng cố mọi áp lực hành chính đối với báo chí sẽ chấm dứt và nó sẽ được trao quyền tự do hoàn toàn trong mức độ trách nhiệm pháp lý, hòa cùng với đó là một bộ luật rộng rãi và tiến bộ nhất trên phương diện này."

Cùng với đó, những người Bolshevik bảo lưu quyền đàn áp các ấn phẩm kêu gọi mở cuộc kháng chiến với Chính phủ mới, sử dụng những lời vu khống hoặc xuyên tạc. Trên thực tế, báo chí tư sản đã hoạt động, tương đối tự do, vào cuối tháng 5 năm 1918, bất chấp những áp lực đối với chế độ. Báo chí này vẫn không ngừng sự hằn học và vu khống. Khi các điều kiện xấu đi, các quyền tự do báo chí đã bị giới hạn đối với một số ấn phẩm tư sản và một số ấn phẩm của SR. Điều này được mở rộng khi cuộc nội chiến gia tăng và quân đội nước ngoài can thiệp vào cuộc nội chiến.

Sau đó vào tháng 7 năm 1918, Hiến pháp mới của Liên Xô đã nêu trong điều 14:

“Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận thực sự cho người dân lao động, RSFSR bãi bỏ sự phụ thuộc của báo chí vào tư bản, và trao toàn quyền cho giai cấp công nhân và nông dân nghèo các phương tiện kỹ thuật và vật chất cho việc xuất bản báo, cuốn sách nhỏ, sách và tất cả các ấn phẩm in khác, và đảm bảo sự lưu thông không bị cản trở trong cả nước.”

An ninh nhà nước và Cheka

Như Lenin đã nhấn mạnh trong Nhà nước và Cách mạng, nguồn gốc của nhà nước là một công cụ mà giai cấp thống trị phụ thuộc vào để đảm bảo sự tồn tại của nó. Cho tới cùng, điều này đạt được thông qua sự sẵn sàng các cơ quan vũ trang của đàn ông, như quân đội, cảnh sát và lực lượng an ninh, để đảm bảo ý chí của giai cấp thống trị. Việc chuyển giao sự thống trị từ một giai cấp này sang một giai cấp khác là một quá trình đấu tranh rộng lớn mà sẽ luôn có sự đối đầu vũ trang. Do đó, nhà nước của công nhân mới phải có những thực thể được vũ trang.

Những người Bolshevik đã thành lập Ủy ban đặc biệt đấu tranh chống phá hoại và phản cách mạng, hay còn gọi là Cheka, với Dzerzhinsky chịu trách nhiệm lãnh đạo / Hình ảnh: phạm vi công cộng

Chúng cần thời gian để thiết lập. Đầu tiên, dưới hình thức là công nhân vũ trang, còn gọi là cận vệ đỏ. Họ đóng vai trò là cả những đội quân xung kích của cuộc cách mạng và những người nắm giữ trật tự trong thành thị. Về an ninh nội bộ, mỗi bang triển khai các đại lý đặc biệt của riêng của mình. Những người Bolshevik đã thành lập Ủy ban đặc biệt đấu tranh chống phá hoại và phản cách mạng, hay còn gọi là Cheka, do Dzerzhinsky chịu trách nhiệm lãnh đạo. Trong giai đoạn đầu, tổ chức này tỏ ra tương đối nhẹ tay và trong vài tháng đầu của cuộc cách mạng, có rất ít vụ hành quyết hoặc các vụ xét sử tàn bạo. Tuy nhiên, khi cuộc đấu tranh với các thế lực phản động và đế quốc ngày càng gia tăng, Cheka đã tích lũy thêm sức mạnh và ăn miếng trả miếng, trở lên khét tiếng.

Thay đổi văn hóa xã hội

Trật tự mới thông qua các sắc lệnh của Xô Viết đã làm sáng tỏ mong muốn thay đổi hoàn toàn các chuẩn mực xã hội, văn hóa và tôn giáo. Trọng tâm của việc này là sự giải phóng phụ nữ khỏi trạng thái bị phụ thuộc về pháp lý và áp bức trong pháp luật. Trong tương lai, chỉ có các đám cưới dân sự mới được nhà nước công nhận và ly hôn sẽ được cung cấp tự do cho một trong hai đối tác. Đàn ông và phụ nữ đã được trao quyền bình đẳng pháp lý đầy đủ. Những đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú sẽ được trao những quyền tương tự như đứa trẻ trong giá thú. Bộ luật hình sự đặt đồng tính luyến ái ra ngoài vòng pháp luật đã bị bãi bỏ, khiến cho Nga trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới làm như vậy.

Đầu năm 1918, một đạo luật đã được thông qua nhằm tách nhà thờ khỏi nhà nước. Nó tuyên bố quyền của mọi công dân để lựa chọn tôn giáo hoặc vô thần. Lời thề tôn giáo đã được bãi bỏ, cũng như các trường học của nhà thờ. Các nhà thờ không được phép sở hữu tài sản và tất cả tài sản đó được tuyên bố là tài sản của người dân, với chính quyền địa phương và nhà nước có quyền bàn giao các tòa nhà thờ cúng cho các cộng đồng tôn giáo để sử dụng miễn phí.


Dưới trướng Lunacharsky, các nghệ sĩ cấp tiến đã được khuyến khích và di sản văn hóa phong phú của Nga đã được cung cấp cho công chúng / Hình ảnh: phạm vi công cộng

Để gắn kết nước Nga với thế giới hiện đại những nỗ lực tiếp theo là chấm dứt việc sử dụng Lịch Justinian và, từ tháng 2 năm 1918, thông qua lịch Gregorian và Tây u. Điều này đã thêm 13 ngày trong năm và cuộc Cách mạng ngày 25 tháng 10 sau đó đã được tổ chức vào ngày 7 tháng 11. Kiểu chữ Cyrillic được sử dụng trong các tài liệu in cũng được đơn giản hóa.

Nhà hùng biện và trí thức có phần maverick, Bolshevik Lunacharsky, được bổ nhiệm làm Chính ủy Giáo dục. Di sản của ông bao gồm việc bảo vệ và thúc đẩy di sản văn hóa của Nga. Ông đã được chứng minh là một sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng này. Ông đã có thể vỗ về và thuyết phục các giáo viên và học giả bất đắc dĩ tiếp tục công việc giảng dạy và nghiên cứu của họ dưới chế độ mới, mặc dù nhiều người trong số họ phản đối hướng đi mới. Dưới sự lãnh đạo của ông, một chương trình lớn để chống nạn mù chữ đã được bắt đầu và ông đã tiến hành cải cách các quy trình giảng dạy theo tinh thần tự do tiến bộ. Những ý tưởng mới, bao gồm chủ nghĩa Mác, đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Cách tiếp cận của ông đã gây ra sự quan tâm quốc tế đáng kể.

Ông tìm cách phổ biến nghệ thuật, đưa âm nhạc, kịch, văn học và nghệ thuật thị giác đến với công chúng. Ông không sợ tiên phong và quảng bá những ý tưởng như của Chagall và Tatlin cho các học viện quan trọng, bên cạnh công việc của Eisenstein, nhà làm phim cấp tiến.

Tư pháp và hành chính

Các hệ thống tư pháp cũng phản ánh tính giai cấp và do đó, đã sớm có một sự thay đổi trên quy mô lớn hệ thống tư pháp Nga. Tất cả các thể chế tư pháp nói chung đã bị bãi bỏ. Hệ thống công lý trong hòa bình (JPs) đã được thay thế bằng các tòa án địa phương được đại diện bởi một thẩm phán địa phương thường trực, được bầu trên cơ sở quyền bầu cử trực tiếp, dân chủ và hai thẩm định viên thay thế được lựa chọn bởi Xô viết địa phương. Cựu JP và thẩm phán đã không bị từ chối trong các hệ thống mới. Những thay đổi tương tự đã được thực hiện cho các tòa án cấp huyện và cấp cao hơn. Những thay đổi chi tiết khác đã được thực hiện cho thủ tục pháp lý.

Chính quyền địa phương từng được điều hành phần lớn bởi các thành phố và hội đồng dumas đã được thay thế một cách hiệu quả bởi chính quyền địa phương và khu vực. Các ủy ban và cơ cấu địa phương khác cũng trở nên quan trọng, đặc biệt là các ủy ban nông dân khác nhau và sau đó là các ủy ban của người nghèo. Các cấu trúc hợp tác xã địa phương cũng đã đạt được nhiều quyền lực hơn sau cuộc cách mạng, mặc dù những điều này đã suy yếu phần nào trong thời kỳ khắc nghiệt năm 1918 khi sự kiểm soát trung tâm gia tăng đã được áp dụng trong tất cả các khía cạnh của chính quyền.

Vào tháng 7 năm 1918, Xô viết toàn Nga đã thông qua một hiến pháp mới cho “Liên bang Cộng hòa Xô viết xã hội chủ nghĩa Nga”. Được tóm tắt trong các ý chính sau đây:

+) Tuyên bố quyền của người lao động và bị bóc lột.
+) Những Quy định chung, trong đó đặt ra một số nguyên tắc chính.
+) Tổ chức quyền lực cho Xô-viết.
+) Quyền bầu cử.
+) Ngân sách.
+) Huy hiệu của Quân đội và Cờ.

Đây là một tài liệu có tầm quan trọng bởi nó đánh dấu sự thành lập chính thức và định hình một nhà nước công nhân kiểu mới với tất cả các nguyên tắc và cơ chế hoạt động chính của nó. Mặc dù, với những khủng hoảng cấp bách mà nước Nga phải đối mặt vào thời điểm này, nó không thể thực hiện đầy đủ tất cả các khía cạnh, nó vẫn đánh dấu một đỉnh cao của cuộc đấu tranh để vượt qua nhà nước tư bản cũ. Nó đã được sửa đổi và mở rộng vào năm 1924 để tính đến việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và các vấn đề khác nhưng các nguyên tắc chính của nó vẫn còn, cho đến khi bị Stalin sửa đổi vào năm 1936.

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.