Vietnamese

Thoạt nhìn, của cải trong chế độ tư sản biểu hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ và từng hàng hoá là hình thái tồn tại đơn giản nhất của nó. Nhưng mỗi hàng hóa lại thể hiện dưới hai mặt là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi(1).

Tôi xem xét hệ thống kinh tế tư sản theo thứ tự sau đây: tư bản, sở hữu ruộng đất, lao động làm thuê, nhà nước, ngoại thương, thị trường thế giới. Trong ba mục đầu, tôi nghiên cứu điều kiện sinh hoạt kinh tế của ba giai cấp lớn hợp thành xã hội tư sản hiện đại; còn mối liên hệ lẫn nhau giữa ba mục sau thì rất rõ ràng. Phần thứ nhất trong quyển một, bàn về tư bản, gồm mấy chương như sau:

Cuốn sách nhỏ này xuất hiện lần đầu dưới dạng một loạt bài báo, được đăng trên tờ "Neue Rheinische Zeitung", bắt đầu từ ngày 4 tháng Tư 1849. Phần nội dung được lấy từ các bài thuyết trình mà Marx đọc trước Câu lạc bộ Công nhân Đức ở Brussels hồi năm 1847. Loạt bài báo đó không bao giờ được hoàn thành. Lời hẹn "còn tiếp" ở cuối bài viết đăng trên số 269 đã không được thực hiện, do một loạt sự kiện xảy ra vào thời gian đó - quân Nga tiến vào Hungary, các cuộc khởi nghĩa ở Dresden, Iserlohn, Elberfeld, Pfalz và Baden - dẫn đến việc tờ báo bị đình bản vào ngày 19 tháng Năm 1849. Và trong các giấy tờ mà Marx để lại, người ta không tìm thấy bản thảo nào viết tiếp loạt bài kia.

Bản thảo là một loạt các ghi chú của K.Marx được viết trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844. Nó chưa bao giờ được xuất bản khi ông còn sống mà chỉ được xuất bản lần đầu năm 1932 bởi nỗ lực của các nhà nghiên cứu Liên Xô.

Tác phẩm này của Alan Woods, cung cấp cho chúng ta một giải thích toàn diện về phương pháp Marxist áp dụng vào phân tích lịch sử. Phần đầu này thiết lập cơ sở khoa học cho chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nguyên nhân tận cùng của mọi sự thay đổi xã hội có thể được tìm thấy, không phải từ bên trong bộ óc của nhân loại, mà từ những thay đổi trong phương thức sản xuất.

Chủ nghĩa Marx thường xác định bản thân nó là chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều đó khiến nó là một khoa học ứng dụng với mục tiêu chính trị cụ thể. Chẳng hạn, khi Engels đọc điếu văn tại đám tang của Marx, ông nói rằng Marx trên hết là một nhà cách mạng. Nhưng tiền đề cơ bản của thế giới quan của Marx chính là cách mạng chỉ có thể thành công nếu như nó đặt nền tảng trên sự hiểu biết về những quá trình vận động trong xã hội một cách tổng thể.

Người ta không biết gì nhiều về một người mà chúng ta biết là Hieronymus Bosch. Ngay cả cái tên ấy cũng không phải tên ông, mà là nghệ danh ông dùng để ký lên các tác phẩm của mình. Tên thật của ông là Jeroe Antroniszoon van Aken, sinh vào quãng năm 1450 tại một thị trấn thương mại sầm uất s’-Hertogenbosch ở Hà Lan, gần biên giới nước Đức. Đó là một thị trấn có 25.000 người sinh sống. Ở đó dệt len là công nghiệp quan trọng nhất. Nhưng nó cũng được biết đến là nơi có những người thợ làm đàn organ, thợ đúc chuông, thợ in và thợ rèn làm dao, vũ khí và đinh. Khoảng 90% dân số làm nông nghiệp.

Tiền là gì? tiền từ đâu đến? tiền đại diện cho cái gì?

Đôi lúc người ta có cảm giác rằng nhân loại đang bên bờ vực thẳm. Lan tràn những cuốn sách và bài viết hứa hẹn giải thích làm thế nào mà chúng ta đi đến kết cục như vậy. Sapiens: Lược sử loài người của tác giả Yuval Noah Harari là một trong số những cuốn sách như vậy. Nó được đông đảo độc giả đón nhận, đã bán ra hơn 10 triệu cuốn, được Barack Obama và Mark Zuckerberg ca tụng. Ở mức độ công nhận ấy, câu hỏi đặt ra là: cuốn Sapiens đã đưa ra những lý giải gì?

Trong bài viết này, Ben Curry giải thích sự phát triển của tư tưởng khoa học dưới quan điểm Marxist. Ben giới thiệu về thế giới quan duy vật biện chứng, giải thích nó áp dụng vào thế giới tự nhiên như thế nào và cho thấy làm thế nào mà các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho khoa học hiện đại. Khoa học bao giờ cũng có gốc rễ từ xã hội có giai cấp, và thiếu thế giới quan duy vật biện chứng làm một số nhà khoa học hiện đại trở lại chủ nghĩa duy tâm và thần bí cái mà tư sản đã từng đấu tranh trong giai đoạn cách mạng của nó.

Năm ngoái, những cuộc khủng hoảng hiến pháp đã nảy sinh ở Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan, và Brazil. Những cuộc khủng hoảng ấy thể hiện vấn đề lớn của giai cấp thống trị bởi vì nhà nước và luật hiến pháp bao quanh nó, đã bị huyền bí hóa một cách có chủ tâm. Nền dân chủ đại nghị và Pháp trị (Rule of Law)1 được xem là những tư tưởng bất biến đã được đan dệt vào kết cấu của vũ trụ. Do vậy những khủng hoảng nảy sinh trên cấu trúc của bản thân nhà nước tư sản, đe dọa xua tan ánh hào quang của nó khỏi sự huyền bí và quyền năng.

Chủ nghĩa Marx là hệ thống quan điểm và học thuyết của Marx. Marx là một thiên tài đã tiếp nối và hoàn bị ba luồng tư tưởng chính của thế kỷ 19, đại diện bởi những quốc gia tiến bộ nhất của nhân loại: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, và chủ nghĩa xã hội Pháp kết hợp với những học thuyết cách mạng Pháp về tổng thể. Thậm chí được những đối thủ thừa nhận, sự chặt chẽ và nhất quán của thế giới quan của Marx, về tổng thể cấu thành nên chủ nghĩa duy vật hiện đại và chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, đóng vai trò là lý luận và cương lĩnh của phong trào công nhân ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tính cấp thiết của chủ nghĩa quốc tế bắt nguồn từ vị thế quốc tế của giai cấp công nhân. Vị thế ấy đến lượt nó lại được chủ nghĩa tư bản phát triển thông qua việc tổ chức nền kinh tế thế giới thành một khối thống nhất, không thể chia cắt. Lợi ích của giai cấp công nhân ở nước này là giống hệt lợi ích của giai cấp công nhân ở nước khác. Do chủ nghĩa tư bản thiết lập sự phân công lao động, nó đã đặt cơ sở cho tổ chức lao động ở quy mô quốc tế mới và sản xuất được lập kết hoạch ở quy mô toàn cầu. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở tất cả các quốc gia tạo nên phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Tại sao không thể có chủ nghĩa xã hội ở riêng một nước?

Vụ sát hại thầy giáo Samuel Paty hôm thứ Sáu tuần trước đã gây nên làn sóng phẫn nộ trên khắp nước Pháp. Đây là lần đầu tiên một cuộc tấn công như vậy nhắm vào một giáo viên. Các giáo viên khu vực công đang trong tình trạng sốc, kinh tởm, sợ hãi và tức giận.

Các chính phủ, cả Hoa Kỳ và Anh gần đây đã tung ra một loạt chỉ trích chống lại cách mà Trung Quốc đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ. Thậm chí Hoa Kỳ đã đi xa đến mức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt quan chức nhà nước hàng đầu của Trung Quốc chịu trách nhiệm về khu vực Tân Cương, và hiện truyền thông phương Tây cũng tích cực đưa tin về việc nhà nước Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Theo thông tin từ báo chí tư bản thì hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ đã và đang bị giam giữ trong các trại tù, trong khi những người còn lại phải đối mặt với sự đàn áp khắc nghiệt. Đó không phải là điều gì mới lạ, vậy tại sao lại là lúc này? Tại sao những kẻ đạo đức giả của chủ nghĩa đế

...

Các quốc gia nghèo nhất trên thế giới đang trải qua một vòng luẩn quẩn của nợ nần chồng chất. Đại dịch coronavirus đã gia tăng thêm gánh nặng cho ngân khố quốc gia của họ. Các nước này, với ngành sản xuất chủ yếu là khai thác nguyên liệu thô, đã phải vật lộn để đối phó với sự sụt giảm giá nguyên liệu, và cuộc khủng hoảng mới nhất này khiến tình hình đã hoàn toàn không thể kiểm soát được, đến lượt mình, điều này lại mang đến tác động lớn cho các nước tư bản tiên tiến.

Những cuộc biểu tình và đình công của quần chúng đã bùng nổ trên khắp Indonesia kể từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 10 ngay sau khi Luật Omnibus gây tranh cãi được thông qua: Đó là một loạt những cải cách phản động quan trọng, còn được biết đến là Luật “Vụ nổ lớn”. Ở một loạt các thành phố, hàng chục nghìn công nhân đình công và học sinh bãi khóa, xuống đường trong cuộc đối đầu trực diện với cảnh sát chống bạo động.