SỰ BẤT LỰC CỦA WHO VÀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC-HOA KỲ

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đang phơi bày những hạn chế của các cơ quan toàn cầu như Liên Hợp Quốc (LHQ) và WHO, bị mắc kẹt giữa xung đột lợi ích của 2 đế quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giống như một chiếc ô thủng lỗ chỗ, chúng rõ ràng là vô dụng khi người ta cần chúng nhất.


Vào thứ Sáu ngày 8 tháng 5, Liên Hợp Quốc đã không thông qua được nghị quyết về đại dịch coronavirus. Tức là đã bốn tháng nay thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai mà một tổ chức có toàn bộ mục đích được cho là nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu đã không có gì nhiều để nói hay làm. Không thể kêu gọi bất kỳ vụ ngừng bắn nào để giải quyết đại dịch hay thực hiện bất kỳ hành động nào khác. Nó thực sự bất lực ở vào lúc mà nó đáng nhẽ phải là tổ chức quyền lực và quan trọng nhất trên trái đất.

Việc không thể vượt qua nghị quyết này khá đơn giản là do sự bất đồng không thể hòa giải giữa đế quốc Mỹ và Trung Quốc. Hoa Kỳ muốn nghị uquyết nhằm đổ lỗi cho sự thiếu ‘minh bạch’ đối với sự lây lan của virus, hay nói cách khác, để đổ lỗi cho nhà nước Trung Quốc và sự che đậy của nó. Trung Quốc một cách tự nhiên phản đối điều này, và nhấn mạnh rằng nghị quyết liên quan đến sự cần thiết của chính cơ quan LHQ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Hoa Kỳ phản đối ý kiến này, và kết quả là, không có nghị quyết nào đã được thông qua.

Sự bác bỏ WHO là chiến thuật mới của Trump, mặc dù hầu như không có gì mới về chiến lược chung. Ông đã bắt đầu đổ lỗi cho WHO về cuộc khủng hoảng trong nỗ lực đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cách xử lý thảm họa của chính phủ đối với đại dịch, tuyên bố rằng WHO đã bảo vệ các lỗi lầm của Trung Quốc. Do đó, ông đã cắt giảm tài trợ của Hoa Kỳ cho tổ chức, điều này rất có ý nghĩa vì chính phủ Hoa Kỳ là (hoặc là) nhà tài trợ lớn nhất của nó.

WHO là gì?

Hẳn có thể đoán được những người tự do đã bị xúc phạm đến nhường nào. Đối với họ, WHO là một cơ quan khoa học vô tư và là điều mà thế giới rất cần. Họ thấy đó là cái thứ chủ nghĩa dân tộc lặt vặt và hẹp hòi đã làm mờ mắt các cường quốc và khao khát một cơ quan nghiêm túc, chuyên nghiệp, sáng suốt được tiếp quản bởi các nhà khoa học. Họ nghĩ rằng WHO chỉ là như vậy (hoặc cũng có thể sẽ được như vậy), và thật là một thảm kịch khi để cho quyền lực trong tay cái đám ngu ngốc ấy, những kẻ đã bỏ bê và lạm dụng tổ chức toàn cầu tuyệt vời, khai sáng này.

Có phải WHO thực sự rất vô tư và khoa học? Và nếu hệ thống mà chúng ta đang sống trong đó, chủ nghĩa tư bản, có khả năng xây dựng nên các thể chế tuyệt vời như Liên Hợp Quốc và WHO, tại sao nó không có khả năng sử dụng chúng lúc mà chúng là cần thiết nhất?

Nguồn sống cho chủ nghĩa tư bản là tạo ra lợi nhuận. Toàn bộ hệ thống phụ thuộc vào nó. Cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể được dẫn dắt bởi đạo đức và sự đoàn kết nhân văn không hơn gì tin một con hổ có thể ăn chay. Do đó, bất kỳ thể chế nào của chủ nghĩa tư bản tuyên bố mục tiêu cho mình là thúc đẩy sự đoàn kết, hợp tác và lẽ phải thì thật là dối trá. Bất kỳ sự hợp tác hay viện trợ nào chỉ có thể diễn ra trong chừng mực mà nó không mâu thuẫn với các mục tiêu kiếm tìm lợi nhuận và ảnh hưởng toàn cầu, điều mà chủ nghĩa tư bản không thể thỏa hiệp.

Liên Hợp Quốc và cơ quan trực thuộc nó, WHO, do đó chỉ có thể là những con ngáo ộp: điều đó xem ra rõ ràng là thực tế hơn. Cũng có những lúc nó thấy mình đóng một vai trò ý nghĩa, đó là bởi vì sự phù hợp ít nhiều với lợi ích của các cường quốc tư bản, và do đó thật hữu ích để che đậy nó dưới tấm áo choàng đẹp đẽ của tình đoàn kết và hợp tác khai sáng. Nhưng khi lợi ích của họ không còn phù hợp, cũng là lúc mà một trọng tài độc lập, mạnh mẽ đại diện cho lý trí và tầm nhìn xa của nhân loại là cần thiết nhất, thì trong những khoảnh khắc như vậy, LHQ và WHO không khỏi thấy mình bất lực và lạc lõng.

WHO được thành lập từ một tổ chức trước đó được thành lập bởi chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1902, Vụ chăm sóc sức khỏe Quốc tế (the International Sanitary Bureau), tới lượt mình nó có nguồn gốc từ triển vọng và công việc của các tỷ phú từ thiện Hoa Kỳ. Triển vọng này chưa bao giờ là để kết thúc những bệnh tật bằng cách giải quyết cơ sở quan trọng nhất của nó, đó là nghèo đói và bất bình đẳng kinh niên. Thay vào đó, nó dựa trên nhu cầu loại bỏ các triệu chứng bất bình đẳng trong khi vẫn duy trì sự bất bình đẳng, để các nhà tư bản có thể mở rộng sang các khu vực mới trên thế giới, khai thác bất bình đẳng, mà không có quá nhiều rào cản chăm sóc sức khỏe trong khi làm như vậy. Những bệnh tật tiêu biểu đã được nêu bật để có thể phát triển vắc-xin cho chúng. Theo cách này, các bệnh phiền phức có thể được tiêu diệt hoặc giảm nhẹ mà không cần các chương trình xã hội đắt đỏ và sự thách thức đối với các đặc quyền của người giàu.

Cho dù các nhà khoa học làm việc cho WHO có nhận ra hay không, mục tiêu thực sự của nó không phải là tạo ra một thế giới thực sự lành mạnh mà chỉ đơn giản là ngăn chặn hoặc giảm thiểu đại dịch, vì những điều này, khi lợi ích giữa các cường quốc tư bản hiện đang va chạm, nó đã có tác động khá bất lợi đến sự ổn định xã hội.

Sự bất lực

Điều này không có nghĩa là nhiều nhà khoa học làm việc cho WHO không muốn loại bỏ bệnh tật và nguyên nhân của nó. Câu hỏi là: làm thế nào WHO có thể đạt được điều này? Khi cuộc khủng hoảng này nhanh chóng bộc lộ ra, nó không có sức mạnh của riêng mình. Thế giới rất cần một chiến lược điều phối và gây áp lực mang tính toàn cầu để dập tắt virus. Các chính sách ở tất cả các nước cần được hài hòa, và những nỗ lực phát triển các phương pháp điều trị, bao gồm cả vắc-xin, cần được tổng hợp và công khai hoàn toàn.

Nhưng các chính phủ trên toàn thế giới có những ý tưởng riêng về cách vượt qua khủng hoảng. Họ cố gắng xuất khẩu những vấn đề tồi tệ nhất sang những nước khác, bằng cách tích trữ nguồn cung, nghiên cứu vắc-xin và không đóng cửa nền kinh tế của họ. Làm thế nào WHO có thể đấu tranh với vô số những nước đế quốc đang ganh đua lẫn nhau, và buộc họ ít nhiều phải làm theo lời khuyên của mình?

Trong suốt lịch sử của mình, vận mệnh thăng trầm của WHO chính xác là tương ứng với sự lên xuống của ổn định toàn cầu của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ hậu chiến, khi chủ nghĩa đế quốc Mỹ hoàn toàn không có đối thủ và quan hệ thế giới ổn định hơn nhiều, WHO đã tận hưởng thời hoàng kim. Việc cân bằng quan hệ giữa hai cường quốc trên thế giới là Hoa Kỳ và Liên Xô làm cho cả hai phải ủng hộ mạnh mẽ WHO và tổ chức các nỗ lực toàn cầu để thực hiện tiêm chủng chống lại bệnh đậu mùa. Nhờ sự ổn định đó, căn bệnh chết người này đã bị xóa sổ vào năm 1979.

Trong những năm 1980, chủ nghĩa đế quốc Mỹ ngày càng trở nên hiếu chiến, đặc biệt là khi Liên Xô đã suy tàn rõ rệt. Ronald Reagan cảm thấy Liên Hợp Quốc và trật tự sau chiến tranh đang ngày càng kìm hãm Hoa Kỳ, và vì vậy, ông đã cắt giảm tài trợ cho Liên Hợp Quốc, từ đó cắt giảm ngân sách của WHO. Do đó, trong thập niên 80 và 90, WHO ngày càng lạc lõng, không thể tổ chức các nỗ lực chống lại bệnh tật toàn cầu như trong quá khứ.

Nhiều người theo chủ nghĩa tự do đã phàn nàn về sự vô cùng bất lực của WHO trong vai trò của mình với đại dịch SARS năm 2003. Điều này là do, trong cuộc khủng hoảng đó, WHO đã mạnh dạn khuyên răn Trung Quốc về phản ứng mờ nhạt của nó đối với đại dịch, và ra lệnh cho thế giới phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn căn bệnh này, cho tới cùng sự lây lan đã được giảm rất nhiều so với coronavirus hiện tại.

Nhưng thế giới ngày nay là một nơi rất khác năm 2003. Khi đó Trung Quốc kém mạnh mẽ hơn nhiều so với ngày nay và Mỹ mạnh hơn rất nhiều. Chiến tranh Iraq chỉ mới bắt đầu (mặc dù điều đó cho thấy LHQ bất lực trong việc ngăn chặn chiến tranh trong một thế giới mà mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc đang phát triển) và cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn cách xa nhiều năm nữa. Do đó, WHO, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, cảm thấy tiếng nói của mình có trọng lượng. Các nước như Trung Quốc, muốn có tiếng tốt thì phải tuân thủ nó.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong lịch sử. Kể từ đó, toàn cầu hóa đã bị đảo ngược, tất cả các tổ chức đế quốc đã rơi vào khủng hoảng - NATO, EU, Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, IMF và vâng, cả WHO: tất cả chúng đã bị rạn nứt và mất đi vai trò của mình khi các cường quốc như Mỹ và các quốc gia khác ngày càng dựa vào chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc.

Vào năm 2009, dịch cúm lợn đã xảy ra và một lần nữa WHO được xem là khá tích cực trong các nỗ lực ngăn chặn, điều này tất nhiên đã gây thiệt hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cúm hóa ra không đặc biệt nguy hiểm, nhưng nó hoàn toàn trùng khớp với độ sâu của suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Trong những hoàn cảnh khó khăn này, các biện pháp mạnh mẽ của WHO để ngăn chặn virus đã bị chỉ trích gay gắt bởi các chính phủ tư sản bởi nó có vẻ như quá mức và góp phần không cần thiết vào cuộc khủng hoảng kinh tế này.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

11 năm kể từ bước ngoặt này đã chứng kiến ​​sự gia tăng tương đối về sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc cùng như sự suy giảm tương đối của Hoa Kỳ. Hiện trạng này đã tác động một cách sâu sắc đến tâm trạng của giai cấp thống trị Hoa Kỳ. Điều có thể được mô tả về mặt tâm lý là một trong những hoang tưởng cấp tính liên quan đến Trung Quốc, ngoại trừ việc hoang tưởng này có ít nhất một số cơ sở trên thực tế.

Như chúng ta đã biết, Donald Trump là biểu hiện cực đoan nhất của hiện tượng này, nhưng lòng căm thù Trung Quốc của ông về cơ bản được chia sẻ bởi cả hai cánh của giai cấp thống trị Mỹ. Thói quen của anh ta trong hầu hết mọi tình huống là đổ lỗi cho Trung Quốc, và đại dịch này - bắt nguồn từ Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng - được thiết kế riêng cho thói quen này. Trump và Pompeo trong một thời gian dài khăng khăng coi virus là 'virus Trung Quốc' hay 'virus Vũ Hán'. Họ thậm chí đã ngăn chặn sự thông qua một nghị quyết trước đó của Liên Hợp Quốc sau khi khăng khăng rằng cái tên này phải được sử dụng trong nghị quyết. Trong một cuộc họp báo chỉ trong tuần này, Trump đã tránh trả lời câu hỏi tại sao phản ứng của Mỹ đối với đại dịch lại không được như ý, bằng cách gợi ý cho phóng viên (người Mỹ gốc Á), “hỏi Trung Quốc ấy chứ đừng hỏi tôi.” Sau đó, ông bước ra khỏi cuộc họp báo.

Cáo buộc của Trump rằng WHO đang bao che cho Trung Quốc trong đại dịch này có thể không gì khác hơn là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những thất bại của chính ông, nhưng nó không phải là không có sự thật. Vài năm qua đã chứng kiến ​​sự thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã chuyển từ chính sách trước đây của họ là “giấu sức mạnh mà chờ thời”, để ngày một diễu võ dương oai.

Sự thù địch ngày càng tăng của Mỹ đối với các thể chế đế quốc mà nó xây dựng, như NATO và Liên Hợp Quốc, rõ ràng mở ra một cánh cửa cho Trung Quốc. Với sự chỉ trích của nó với WHO về đại dịch cúm lợn, Trung Quốc đã nhận ra một cơ hội và từng bước gia tăng ảnh hưởng của mình trong WHO. Năm 2017, chính nó đã lựa chọn chủ tịch WHO, Tedros Adhanom, người Nigeria, người đã giành chiến thắng nhờ sự ủng hộ của nhiều quốc gia châu Phi ít nhiều trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, chống lại mong muốn của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, người luôn luôn có cách của họ trong WHO.

Điều này không giải thích được lý do tại sao WHO chậm tuyên bố đại dịch, điều đã không xảy ra cho đến ngày 12 tháng 3, khi đó căn bệnh này đã gây ra sự giới nghiêm trên toàn Ý, cũng như lý do tại sao WHO đã Do dự chỉ trích Trung Quốc nhiều hơn so với năm 2003. Tedros Adhanom được cho là đã tránh chỉ trích Trung Quốc để đảm bảo lời mời cho các quan chức và nhà khoa học của WHO vào nước này để kiểm tra sự lây lan của căn bệnh, một điều mà Trung Quốc ban đầu từ chối.

Điều này nói lên rất nhiều về cách thức mà quy mô và ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay, điều chắc chắn ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của WHO. Ảnh hưởng ngày càng tăng này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các đồng minh. Thật vậy, phó thủ tướng và bộ trưởng tài chính của Nhật Bản, Taro Aso, gần đây đã tuyên bố rằng ông và những người khác giờ đây đôi khi đã gọi WHO là "Tổ chức Y tế Trung Quốc".

Phản ứng này tất nhiên là sự phóng đại quá mức. Hoa Kỳ vẫn là người ủng hộ tài chính lớn nhất của WHO, tiếp theo là Vương quốc Anh, Quỹ Bill và Melinda Gates và Ngân hàng Thế giới - tất cả đều là một phần hay phần lớn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Đó là bản chất của chính trị tư sản, khóc rống lên bất chấp thực tế bất cứ khi nào mà lợi ích của họ bị đe dọa.

Ý định của những cường điệu như vậy là để gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhưng với một gã đầu tàu như Trump, phương pháp này được đưa lên quá mức cần thiết, mất hết liên lạc với thực tế và trở nên phản tác dụng. Hành vi của Trump trong việc cắt giảm tài trợ của Hoa Kỳ cho WHO và cố gắng sản xuất một loại vắc-xin chỉ có ở Hoa Kỳ, rất thiển cận và tự hại mình. Ông đang đẩy nhanh sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với các thể chế của chủ nghĩa đế quốc. Đối với giai cấp thống trị Hoa Kỳ, bắt buộc phải loại bỏ Trump, mặc dù bản thân anh ta là một phản ánh trung thực sự bất an sâu sắc của chính họ về tương lai cho hệ thống của họ.

Sự bất lực và lạc lõng của WHO đã được tóm tắt khi vào ngày 5 tháng 2, họ đã yêu cầu 675 triệu đô để tài trợ cho phản ứng coronavirus của mình. Một tháng sau, nó chỉ nhận được 1,2 triệu đô la. Điều này đã được sử dụng như một thứ bóng đá chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, là những biểu hiện rõ ràng về sự sụp đổ của toàn cầu hóa. Chủ nghĩa tư bản là lãnh đạo. Sau đó, nó sẽ phản ứng thế nào với các nhiệm vụ vĩ đại mà nó phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng toàn cầu mới này, tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay?

Hơn bao giờ hết, cuộc khủng hoảng của nhân loại được giải quyết thành cuộc khủng hoảng của giới lãnh đạo vô sản. Giai cấp tư bản đang bận rộn chứng tỏ họ không phù hợp để cai trị xã hội. Đại dịch coronavirus đã thể hiện một cách sinh động nhu cầu của kế hoạch xã hội và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu. Chúng ta phải xây dựng một lãnh đạo cách mạng quốc tế để đáp ứng những nhiệm vụ này. Không có thời gian để lãng phí. Hãy tham gia với chúng tôi!

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.